Tìm hiểu về cửa gỗ công nghiệp phủ VENEER , MELAMINE, LAMINATE
Khi
tìm mua về sản phẩm cửa gỗ công nghiệp, chúng ta thường nghe qua khái niệm như:
cửa gỗ công nghiệp phủ laminate, cửa gỗ công nghiệp phủ veneer,…Vậy
chúng thật chất là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về các khái niệm trên,
cùng Thiên Phố tìm hiểu nhé.
Melamine là gì?
Trên
phương diện hóa học Melamine là một bazơ hữu cơ có công thức hóa học
C3H6N6 tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Nếu tính tỷ lệ các nguyên
tố cácbon (C), nitơ (N) và hydro (H) thì nitơ chiếm tới 66% nếu tính theo khối
lượng. Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng N khi gặp nhiệt độ
cao và được sử dụng làm chất chống cháy.
Trên
phương diện nội thất Melamine là vật liệu trang trí bề mặt gỗ được
dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Cấu tạo Melamine bao gồm 3
lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp
phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ
với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.
Lớp
Overlay (lớp màng phủ): trên
cùng được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt trong suốt (Melamine resins –
Keo Melamine) tạo sự ổn định, nhẵn bóng và vững chắc cho lớp bề mặt chống
nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi
khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất,…dễ dàng lau chùi và bảo
dưỡng, mang tính thẩm mỹ cao.
Lớp
thứ 2 (Decorative paper):
Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ và áp suất cao lớp thứ nhất nỏng chảy và gắn
liền với lớp tạo vân gỗ à bề mặt luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi
trong suốt quá trình sử dụng. Màu sắc và vân gỗ không những được lựa chọn từ sự
đa dạng của gỗ tự nhiên mà còn được thiết kế riêng theo phong cách riêng biệt với
những thảm màu sáng tươi trẻ năng động hay pha chút sắc tối đầy sang trọng và
bí ẩn.
Lớp
thứ 3 (Kraft Paper): là
lớp giấy nền bao gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 0.2mm. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt
độ cao các từng lớp Melamine được gắn kết lại với nhau trong suốt quá trình sử
dụng. Giấy nền Kraft này bền, dai và thô. Giấy nền thường có mầu nâu hoặc xám,
nhưng nếu cần thiết có thể được tẩy trắng bằng hóa chất
Melamine
là bước đột phá mới trong ngành sản xuất vật liệu nội thất thay thế một
nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng khắt khe
và yêu cầu độc nhất từ khách hàng . Melamine xuất hiện từ những sản phẩm thông
thường như bàn, ghế, tủ kệ đến nội thất văn phòng, nhà hàng, khách sạn hay những
nơi xa xỉ như quán Bar, Pub, Karaoke với những ưu điểm từ màu sắc đến hoa văn đầy
phong phú và sắc nét đến kiểu dáng nhẵn mịn, trơn bóng, sần sùi thêm vào đó là
khả năng chống chầy xước (do có lớp màng bảo vệ) và khả năng chống cháy (Khi trộn
lẫn với một số nhựa, chúng tạo thành hỗn hợp có khả năng chống cháy do khi cháy
chúng giải phóng ra một lượng khí nitơ gây ức chế cho khả năng bắt lửa)
Veneer – kẻ đóng thế
cho gỗ tự nhiên
Trên
thị trường gỗ luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì tính bền vững bên trong được bao
phủ bởi vẻ đẹp sang trọng ấm cúng bên ngoài. Với nhu cầu sở hữu nội thất gỗ tự
nhiên với giá thành phù hợp đang tăng tỉ lệ nghịch với sản phẩm gỗ tự nhiên
trong môi trường vì lý do đó Veneer đang dần được ưa chuộng trên thị trường. Từ
việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào gỗ Veneer được khai
sinh với bề mặt rất đẹp và tự nhiên còn các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có
thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi
luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt
Veneer. Veneer có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có
thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình.
Một
cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer à đem xử lý à ép
lên bền mặt các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau cốt ván mịn, cốt MDF, cốt
ván dăm, cốt ván dán hoặc Finger để làm ra các vật liệu giường tủ, bàn ghế,
ốp vách, vách ngăn…. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không
khác gì gỗ tự nhiên cả. Tấm gỗ veneer sau khi hoàn thiện thường có
kích thước chiều dày từ 3mm đến 25m.
·
Ưu
điểm
- Giá
thành rẻ phù hợp với mọi đối tượng và nhu cầu kinh tế của từng gia đình
- Một
cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ Veneer có thể sản xuất ra rất nhiều sản
phẩm nội thất khác nhau
- Các
thớ gỗ Veneer có độ đàn hồi cao do được nén ở nhiệt độ, áp suất cao có khả năng
chịu lực, chống cong vênh, mối mọt
- Bề
mặt nhẵn, sáng bóng, có khả năng chống trầy xước, màu sắc tự nhiên
- Chi
phí đầu tư veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên
- Bề
mặt gỗ có khả năng chống nước, ngăn ngừa oxi hóa, vi khuẩn xâm nhập
- Có
thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh các thớ vân cũng
như màu sắc gỗ – điều mà gỗ tự nhiên không làm được
- Thân
thiện với môi trường. Sự xuất hiện của gỗ Veneer đã giúp cải thiện tình trạng của
môi trường, giảm đi lượng gỗ tự nhiên bị khai thác , giảm sạt lở đất cũng như hạn
chế hiệu ứng nhà kính.
·
Nhược
điểm
Vì
phần lõi bên trong vẫn là gỗ công nghiệp nên tùy thuộc vào chất lượng của cốt gỗ
mà từng loại sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau cũng như còn hạn chế về độ chịu
nước, dễ bị rạn nứt, hư hỏng à Gỗ veneer thường ứng dụng ở những vị trí mặt tiền
khô ráo, vị trí cố định ít di chuyển, ít ẩm mốc và ít tiếp xúc với nước. Dễ bị
nứt khi thời tiết thay đổi không phù hợp
Khả
năng chịu nhiệt kém và dễ rạn nứt khi tác động mạnh. Chính bởi bề mặt gỗ quá mỏng
nên khi đã hoàn thành thì rất khó có thể sửa chữa, thiết kế phải thay đổi lại.
Laminate “đối thủ cạnh tranh” của
Melamine
Laminate
và Melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực nội thất gỗ
công nghiệp nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau từ kiểu
dáng bề ngoại cho đến các tính năng ứng dụng. Tùy vào nhu càu sử dụng mà 5F sẽ
đưa ra cho khách hàng những sự lựa chọn phù hợp
Laminate
hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure
laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về
màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề
mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn
ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…
Laminate
là loại gỗ công nghiệp mới được đưa vào thị trường Việt Nam. Với vẻ ngoài đẹp,
hiện đại, thân thiện với môi trường rất thích hợp để làm tủ bếp. Laminate chịu
được các điều kiện khắc nhiệt của môi trường một cách tuyệt vời như: ẩm mốc, nắng
nóng, mưa bão
So
với Melamine, ép dán laminate lên bề mật tấm cốt gỗ phức tạp hơn một chút.
Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo
và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nếu không sử
dụng máy móc chuyên dụng sẽ làm cho bề mặt bị phồng rộp, nứt nẻ.
Hi
vọng với bài viết trên các bạn có thêm kiến thức về trang trí nội thất trong
nhà giúp bạn xây dựng tổ ấm của mình thêm trọn vẹn, ấm cúng hơn. Thiên Phố luôn
tự hào là một trong những đơn vị thiết kế và thi công nội thất trọn gói uy tín
tại Tp.HCM, luôn đồng hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện
thực, mang lại cho bạn những giá trị đích thực của cuộc sống với những món đồ nội
thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường
dây nóng (028)54173837-0983040981 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết
kế căn hộ nhỏ xinh của bạn nhé.
http://www.thienpho.com/tin-tuc/Tim-hieu-ve-cua-go-cong-nghiep-phu-VENEER-MELAMINE-LAMINATE-159.html
Nhận xét
Đăng nhận xét