QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG CỘT, DẦM, SÀN
Trong
lĩnh vực xây dựng hiện nay, hầu hết các công trình đều sử dụng bê tông là vật
liệu chủ đạo. Có thể nói chất lượng bê tông quyết định chất lượng của
ngôi nhà. Trong xây nhà một trong những sai phạm có thể gặp phải liên quan đến quy
trình đổ bê tông cột, dầm, sàn chưa đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn đến chất lượng
của bê tông giảm sút, bê tông thiếu độ vững chắc và an toàn. Vậy, quy trình đổ
bê tông cột, dầm sàn như thế nào mới đúng yêu cầu kỹ thuật? Cùng Thiên Phố tìm
hiểu qua bài viết sau nhé.
Chất
lượng của bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ngôi nhà. Để có một
thành phẩm bê tông tốt ngoài chất lượng nguyên liệu thì yếu tố kỹ thuật trong
quy trình đổ bê tông cũng quan trọng không kém, quyết định độ bền vững và thẩm
mỹ của khối bê tông.
1. Công tác chuẩn bị
cốp pha - cốt thép trước khi thi công
-
Đảm bảo lắp ghép cốp pha đúng yêu cầu kỹ thuật: chân cốp pha đảm bảo lắp ghép
đúng vị trí, cốp pha đảm bảo chắc chắn, kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe
hở của ván khuôn, độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.
-
Kiểm tra cốt thép, dàn giáo, sàn thao tác. Sử dụng các ván gỗ để làm sàn công
tác.
-
Cốp pha cột: chân cốp pha phải đặt đúng vị trí, chắc chắn đảm bảo trong quá
trình đổ bê tông không bị dịch chuyển, sử dụng neo, cây chống để không bị
nghiêng.
-
Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không được cong vênh, kiểm tra độ cao của
đáy dầm.
-
Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
2. Công tác chuẩn bị
trước khi đổ bê tông
-
Chuẩn bị, tính toán nguồn nhân lực, máy móc chuẩn bị cho quá trình thi công
-
Tính toán thời gian đổ bê tông
-
Chuẩn bị mặt bằng thi công đổ bê tông
-
Đảm bảo về mặt an toàn trong quá trình thi công
-
Làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi thi công
3. Quy trình đổ bê tông
CỘT:
-
Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ
-
Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m
-
Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi, chiều
sâu mỗi lớp bê tông khi đầm từ 30 - 50cm, thời gian đầm khoảng 20 - 40s. Trông
quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép
-
Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần
trên
-
Khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở
đáy cột, để khắc phục hiện tượng này, trước khi đổ bê tông ta nên đổ một lớp vữa
xi măng dày từ 10 - 20cm
DẦM:
-
Trong công trình nhà ở dân dụng, chiều cao của dầm ít khi vượt quá 50cm, người
ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Dầm được đổ bê tông theo
kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các
đoạn kế tiếp.
-
Khi đổ bê tông toàn khối dầm, chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm
từ 3 - 5cm, ta nên dừng lại 1 - 2 giờ để bê tông có đủ thời gin co ngót sau đó
mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản sàn.
SÀN:
Sàn
là cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực trên mặt phẳng ngang. Cấu tạo của nó như
một tấm lưới ô vuông bằng thép. Đây là phần chịu lực chính. Phần bê tông đóng
vai trò làm cứng sàn vì thép rất dẻo, có thể bị uốn võng nếu đứng độc lập. Do
đó sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách các thanh thép quá nhỏ so với
yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày.
-
Bê tông thi công sàn có mặt cắt ngang rộng, chiều dày nhỏ hơn, do vậy
không cần cốt thép khung và đai. Chiều dày sàn thường dày từ 8 đến 10cm. Bê
tông sàn thường không cần yêu cầu chống thấm,chóng nóng như bê tông mái.
Bê tông phải được đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện
tượng phân tầng có thể xảy ra.
-
Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m.
Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới
sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn cách dầm chính khoảng 1m thì
tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp
pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt
bê tông dính kết với nhau.
-
Khối bê tông đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn so với các phương tiện vận chuyển
bê tông tới, đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu của công trình. Đổ
bê tông từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận nguyên liệu, lùi dần về vị
trí gần hơn. Tránh không để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo
các mặt vách hộp cốp pha.
4. Lưu ý
-
Chiều cao rơi tự do của bê tông (khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông tới mặt
đáy cần đổ bê tông) không quá 1,5 - 2m để tránh phân tầng bê tông.
-
Trình tự đổ bê tông: đổ từ xa tời gần, từ trong ra ngoài, từ vị trí thấp hơn đến
vị trí cao hơn, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.
-
Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông: đầm dùi cho cột và dầm,
đầm bàn cho sàn.
-
Đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại.
-
Tránh đổ bê tông trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, có mưa.
-
Bê tông cột có chiều cao < 5m và tường có chiều cao <3m thì nên đổ
bê tông liên tục.
Trên
đây là một số lưu ý khi đổ bê tông cho các công trình nhà ở dân dụng. Hi vọng
chúng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn khi chuẩn bị xây đắp tổ ấm của
mình. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế, thi công và xây
dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng hành và giúp
khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn những giá
trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ nội thất
thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường
dây nóng (028) 54173837 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế xây
dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét