Thi công sàn mái hiệu quả
Cấu
trúc của một ngôi nhà cơ bản bao gồm 3 phần: phần móng, phần khung và phần mái.
Quá trình thi công 3 phần này diễn ra theo một trình tự nhất định. Sau khi đã
có phần móng và phần khung nhà thì bước tiếp theo là thi công phần mái nhà. Mái
nhà có thể được thi công bằng cách lợp mái tôn, tấm lợp thông thường. Tuy
nhiên, có một phương pháp thi công mái nhà được sử dụng phổ biến hơn cho các
công trình xây dựng đó là phương pháp thi công sàn mái.
Thi
công sàn mái là phương pháp đổ bê tông sàn đơn giản. Đơn giản không có nghĩa là
dễ dàng. Quá trình thi công đổ bê tông sàn mái cũng phải tuân theo một quy
trình nhất định từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện. Sai xót trong một
khâu cũng làm cho chất ượng của phần mái sau này không được đảm bảo, thiếu
an toàn, gây tổn hại nhiều về chi phí sửa chữa.
1. Kiểm tra cốp pha
sàn mái
Cốp
pha chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối
theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm
bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông. Kiểm tra độ võng, cao độ
đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
Cốt
thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép,
chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.
2. Công tác chuẩn bị
trước khi đổ bê tông sàn mái
-
Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
-
Tính toán thời gian đổ bê tông
-
Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông
-
Đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái
-
Dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép.
3. Quy trình đổ bê
tông sàn mái
Mái
toàn khối là hệ kết cấu được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo
độ cứng và không gian lớn cho công trình.
Cấu
tạo của sàn mái gần giống như cấu tạo của sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được
yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chống thấm , chịu được mưa nắng,... Các
lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của sàn.
Quy
trình đổ bê tông mái cũng tương tự như quy trình đổ bê tông sàn. Trong trường hợp
đổ bê tông vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C, bê tông phải được đổ liên tục
để đảm bảo tính liên kết của bê tông.
Thành
phần bê tông đổ sàn mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông đổ
sàn nhà thông thường để dễ đổ vào dầm và đầm hơn. Bê tông mái yêu cầu có độ
chặt cao sau khi đầm (độ sụt từ 4 đến 5 cm) để có khả năng chịu khí hậu tốt
hơn. Cấp phối bê tông mac 200 theo tỷ lệ Xi măng 350kg, Cát: 0,5 m3, Đá dăm:
1x2:0.8 m3, Nước: 200 lít.
Sau
khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước
và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông,
nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo
thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. Nếu bê tông lõm khô thì bê tông
đó đã se lại là không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại
khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4 giờ. Trong trường hợp
có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt
bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng
tăng cường độ chặt của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê
tông ở tuổi 28 ngày lên 10 - 15%.
Mặt
sàn mái được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu
khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp
theo. Khi đổ bê tông cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành
thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ
5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông
dính kết với nhau.
Với
trường hợp sàn mái nghiêng, cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện
máy móc đầm dùi, có biện pháp để tránh bê tông đổ bị tràn sang phần mái có độ
nghiêng thấp hơn.
4. Yêu cầu chống thấm
Đặc
điểm của sàn mái chịu rất nhiều các tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên,
nhiệt độ, nắng, gió,... nên sàn mái là vị trí rất dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng,
mưa,...và gây thấm cho ngôi nhà. Vì vậy, chống thấm cho sàn mái là một trong những
bước hoàn thiện tối quan trọng.
Đối
với các công trình nhà dân dụng, phần mái sau khi đổ bê tông có thể được lợp
thêm ngói, hoặc tôn có tác dụng vừa tạo nên thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa chống
thấm hiệu quả, giảm tác dụng của điều kiện môi trường tới mái bê tông.
Hi
vọng với bài viết trên sẽ bổ sung thông tin hữu ích cho bạn khi xây đắp tổ ấm
yêu thương của mình. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế,
thi công và xây dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng
hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn
những giá trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ
nội thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo
đường dây nóng (028) 54173837 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế
xây dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét