Phong cách Hygge và không gian sống hạnh phúc
Vài người sẽ nói về cảm giác khi ở bên gia đình, người yêu, ngắm nhìn ánh hoàng hôn, cây kem vào một ngày hè tuổi thơ, hay ly trà ấm cho những ngày mưa se lạnh. Vậy thì ta có thể an toàn mà nói, hạnh phúc không chỉ là một từ, mà là cảm giác. Và nói về điều đó, thì đất nước nào có nhiều người hạnh phúc nhất? Theo Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, thì quốc gia hạnh phúc nhất thế giới là Đan Mạch. Đó cũng là nơi mà phong cách Hygge được nổi lên, mà chúng ta có thể dịch từ đó thành một sự hòa trộn của hạnh phúc, ấm áp, an toàn và khỏe mạnh. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phong cách này nhé.
Hygge ám chỉ sự thoải mái, ấm áp, cảm giác khỏe mạnh và tâm trạng thư thái. Từ Hygge được viết bằng tiếng Đan Mạch lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, mặc dù xuất xứ ban đầu được cho là từ Na Uy và nghĩa là "khỏe mạnh". Nhưng nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu không được rõ ràng. Khi định nghĩa bạn có thể dùng từ như thoải mái và hạnh phúc. Tuy nhiên, khái niệm Hygge còn phức tạp hơn thế rất nhiều.
Phong
cách Hygge trong thiết kế nội thất
Người Đan
Mạch rất ưa chuộng phong cách này và để hiểu sự chú ý đến từng
chi tiết của họ trong lĩnh vực này, bạn cần biết một chút về lịch sử. Phong
cách Bắc Âu, hay còn gọi là Scadinavian, nổi lên từ giữa những năm 1920, bắt
nguồn từ các quốc gia như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và
Na Uy. Phong cách thực tế và hiệu quả là do hoàn cảnh lịch sử vào đầu thế
kỉ 20, vùng Bắc Âu đã rất nghèo, nên nội thất bắt buộc phải đơn
giản. Các món đồ tinh xảo chỉ có ở bộ phần giàu có rất nhỏ. Vào các
năm 1920, phong cách hiện đại này phát triển do sự tăng lên của giới trung
lưu. Một thập kỷ sau, các thiết kế tối giản xâm chiếm các không gian công cộng,
khiến cho phong cách này được phổ biến nhanh chóng và trở nên quan trọng tầm
quốc gia. Còn trong thế kỷ 21? Phong cách Bắc Âu, hay Đan Mạch, vẫn
giữ được tầm ảnh hưởng của nó. Do đó, nội thất Hygge nên có
các yếu tố sau:
1. Thiên nhiên:
Yếu
tố tự nhiên luôn hiện hữu trong thiết kế nội thất Đan Mạch. Và mọi cành củi,
lá cây, các loại hạt, hoa vả gỗ luôn được chào đón tại một ngôi
nhà Đan Mạch. Họ cảm thấy cần có sự liên kết với vật thể tự nhiên để
cảm thấy kết nối với thế giới sống.
2. Các vật bằng gỗ:
Chúng
tôi nói ở trên rằng tự nhiên là phần không thể thiếu của phong cách Hygge,
và gỗ là phần không thể thiếu trong nội thất và đồ vật trang trí. Nhưng
các đồ dùng hàng ngày như đồ bếp, máy tính hay đồ chơi thì vẫn
dùng vật liệu bình thường.
3. Đồ vật bằng sứ tinh tế:
Người
Bắc Âu rất thích các đồ vật bằng sứ như lọ, chậu hoặc là ấm trà.
Tại Đan Mạch cũng có hai công ty đồ sứ nổi tiếng thế giới
là Kähler và Royal Copenhagen. Các họa tiết phong
cách Hygge cũng rất đặc trưng và dễ nhận ra với sự tương phản
nhưng vẫn nhẹ nhàng, và tông màu nổi tiếng nhất là màu xanh dương.
4. Chăn và gối:
Dù là mùa nào, hai món đồ này đều không thể thiếu. Tuy nhiên khi các mùa thay đổi, hãy cân nhắc chất liệu và màu sắc để phù hợp hơn.
Sách
có thể phục vụ cả hai mục đích: đọc lúc rảnh và trang trí. Phong cách Hygge thì
luôn thích xếp một chồng sách ngay ngắn và đáng yêu.
Vậy đó,
bạn thấy sao, có thấy mình thêm tí Hygge nào không? Phong cách Bắc Âu
nói chung và Hygge nói riêng đã rất phổ biến, nên chắc không gian sống của
bạn cũng đã bị ảnh hưởng không ít thì nhiều. Bật một bài nhạc
lên và nhảy vào không gian ấm cúng này thôi nào.
Hi
vọng với bài viết trên sẽ bổ sung thông tin hữu ích cho bạn khi xây đắp tổ ấm
yêu thương của mình. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế,
thi công và xây dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng
hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn
những giá trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ
nội thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo
đường dây nóng (028) 54173350 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế
xây dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé.
https://thienpho.com/tin-tuc/Phong-cach-Hygge-va-khong-gian-song-hanh-phuc-265.html
Nhận xét
Đăng nhận xét