Thép không gỉ, đồng, nhôm hoặc đồng thau: Làm thế nào để chọn chất liệu tay nắm cửa?


Tay nắm cửa được sử dụng trong hầu hết các không gian hàng ngày xung quanh chúng ta, nhưng có lẽ ít ai để ý đến vật liệu của tay nắm cửa được sử dụng là gì, và vì sao người thiết kế lại sử dụng vật liệu đó.

Tay nắm cửa là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, được sử dụng trong hầu hết trong các không gian kiến trúc nhưng hiếm khi được người dùng nghĩ đến. Tuy nhiên vật liệu được lựa chọn của mỗi tay cầm có thể rất khác nhau về mặt thẩm mỹ, độ bền và tính bền vững, những sự lựa chọn tốt sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại. Để người dùng sử dụng nhiều lần mỗi ngày mà không hư hỏng, điều bắt buộc là các nhà thiết kế phải có cách lựa chọn phù hợp và hiệu quả.

 

Để đi sâu hơn về chủ đề này, chúng tôi đưa ra bốn trong số các chất liệu sử dụng phổ biến nhất dưới đây. Cho phép bạn đưa ra quyết định chính xác nhất về việc lựa chọn chất liệu nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Thép không gỉ

Thép không gỉ là một vật liệu chống ăn mòn tự nhiên, cứng và không cần phải bảo trì nhiều. Kể cả khi là cường độ lực tác dụng hoặc tần suất sử dụng lớn, nó hiếm khi có dấu vết của vết lõm hoặc vết trầy xước. Do đó tay cầm bằng thép bền và có tuổi thọ rất cao.


Được Krupp cấp bằng sáng chế đầu tiên vào năm 1912 ở Essen, thép không gỉ được gọi là “Thép Va2” và “Nirosta” (không bao giờ rỉ). Ngay từ đầu, nó được công nhận vì các đặc tính dễ bảo dưỡng và không tì vết, thép được sử dụng trong các trường hợp cần sử dụng liên tục và không bảo trì thường xuyên. Là vật liệu cho tay nắm cửa, thép không gỉ được áp dụng tốt nhất cho các loại cửa được sử dụng nhiều, đặc biệt là các cửa trong các tòa nhà công cộng như cơ quan hành chính, bệnh viện, khu dịch vụ, trong công viên, các khu thể thao và các địa điểm có mật độ người sử dụng lớn.

Đối với thép không gỉ, dấu vết của bụi bẩn tích tụ trong thời gian dài có thể dễ dàng được làm sạch với một miếng vải ẩm. Đối với những tay nắm thép không gỉ trong hồ bơi, những gì xuất hiện như gỉ trên bề mặt thường không phải từ thép, mà được tích tụ từ các tạp chất bên ngoài. Những vết nhơ này cũng có thể bị xóa bằng cách cọ xát mạnh.

Đồng

Đồng là một vật liệu có tính thẩm mỹ cao, đã được phát triển hơn trong những năm qua do các đặc tính thẩm mĩ của nó. Sự thay đổi của bề mặt khi trải qua quá trình oxy hóa và qua nhiều năm sử dụng, nó thường được đánh giá là có giá trị trang trí cao.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại vi khuẩn, tay nắm cửa nên được vệ sinh bề mặt thường xuyên, đặc biệt là các khu vực có tần suất sử dụng cao. Tuy nhiên, đồng được tạo ra từ hợp kim đồng có đặc tính diệt khuẩn và có thể loại bỏ vấn đề này gần như hoàn toàn với các nghiên cứu quan trọng ở Hoa Kỳ và Anh tiết lộ rằng vi khuẩn trên bề mặt hợp kim đồng có thể bị loại bỏ 99,9% và chậm nhất sau hai giờ. Trong số đó có tụ cầu khuẩn một trong những vi trùng có hại nhất được biết đến. Do đó, tất cả những nơi tay cầm bằng đồng này được lắp đặt, các nhà thiết kế nên được khuyến khích chọn hợp kim đồng diệt khuẩn.

Nhôm

Nhôm là một vật liệu nhẹ và có độ bền cao, được phát triển từ đầu như một lựa chọn cho công nghệ cao. Nó cứng và dễ dàng để xử lý, rất bền ở nhiệt độ môi trường phù hợp và cho ta vô số lựa chọn thẩm mỹ nhờ khả năng sơn bất kỳ loại màu nào.


Với uy tín được sử dụng trong các ngành công nghiệp ô tô, hàng không và vũ trụ, nhôm cũng có thể được áp dụng cho tay nắm cửa không chỉ vì trọng lượng nhẹ, độ cứng và sức bền, mà vì đặc tính thân thiện với môi trường. Mặc dù việc khai thác nhôm lúc ban đầu đòi hỏi một lượng lớn năng lượng, nhưng nhôm có thể được tái chế nhiều lần mà không bị hao hụt cũng như chất lượng vẫn được giữ nguyên.

Các lựa chọn về màu của nhôm cũng mở đường cho khả năng thẩm mỹ gần như là không giới hạn, từ mô phỏng màu sắc cổ điển của kim loại đến hàng trăm loại màu sắc sống động. Tùy thuộc vào các phương pháp, một số tay cầm bằng nhôm có độ bền cao hơn các loại khác - ví dụ: các lớp hoàn thiện bằng nhôm được anot hóa thường có khả năng chống va đập và trầy xước tốt hơn so với nhôm truyền thống. Nếu cả thẩm mỹ và độ bền là ưu tiên cho người thiết kế, chúng tôi khuyên bạn nên xem xét sự khác nhau về tính chất của từng loại.

Đồng thau

Được hình thành bởi một hợp kim từ đồng và kẽm, đồng thau đã được sử dụng từ thời xa xưa trong sản xuất các vật dụng trang trí và phụ kiện cho cửa ra vào và cửa sổ do tông màu vàng độc đáo của nó. Nếu không được bôi sáp hoặc sơn mài, đồng thau sẽ phản ứng tự nhiên với điều kiện môi trường, khiến nó bị ăn mòn tạo ra một lớp vỏ màu nâu đến xám xanh. Hiệu ứng này được nhiều nhà thiết kế và người dùng đánh giá cao vì tính thẩm mỹ và sự cổ điển nó mang lại. Tuy nhiên, đối với những người muốn duy trì màu sắc ban đầu, nên chọn bề mặt được đánh bóng và tránh tiếp xúc với điều kiện môi trường thường xuyên.


Với những đặc điểm này, các nhà thiết kế nên cân nhắc tầm quan trọng của độ bền, tính thẩm mỹ, màu sắc, bảo dưỡng, trọng lượng, tính bền vững, vệ sinh và nhiệt độ liên quan đến mục đích sử dụng của họ để chọn vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu. Đặc tính vốn có của đồng thau cơ bản là vậy nhưng một số đặc tính có thể được cải tiến và tăng cường bởi chất lượng và quá trình sản xuất khác nhau của mỗi nhà cung cấp. Cũng như mọi của thành phần kiến trúc khác, sau mỗi lựa chọn các nhà thiết kế phải biết cân nhắc và hiểu rõ mục đích và nhu cầu của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với dự án của mình.

Hi vọng với bài viết trên sẽ bổ sung thông tin hữu ích cho bạn khi xây đắp tổ ấm yêu thương của mình. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế, thi công và xây dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn những giá trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ nội thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng (028) 54173837 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế xây dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé. 

https://thienpho.com/tin-tuc/Thep-khong-gi-dong-nhom-hoac-dong-thau-Lam-the-nao-de-chon-chat-lieu-tay-nam-cua-268.html

www.thienpho.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

35:35 Slope House / 77 Studio architecture

TOMORE zero Co-working Space / SIDES CORE

Phong cách thiết kế nội thất Industrial