Các tips để thiết kế được một căn bếp chữ U hoàn hảo
Bếp hình chữ U, đôi khi
được gọi là bếp chữ C, là không gian nấu nướng được bao quanh bởi ba bức tường
gắn tủ liền kề, với một đầu mở để ra vào. Trong căn bếp nhỏ hình chữ U, tủ bếp
chạy dọc hai bên tạo thành bố cục bếp galley (dài và hẹp). Bố cục dạng galley
này cũng có thể áp dụng cho các bếp diện tích lớn hơn, nhưng nếu khoảng cách giữa
hai tủ bếp đối diện quá xa, hiệu năng của bếp có thể bị giảm. Liệu bố cục hình
chữ U có phải là sự lựa chọn phù hợp cho bếp của bạn - và, nếu thế thì, làm thế
nào bạn có thể tận dụng nó một cách triệt để? Cùng Thiên Phố tìm hiểu qua bài
viết này nhé.
Nắm được ưu và nhược điểm
của thiết kế hình chữ U
Thông thường, nhà bếp
hình chữ U cung cấp rất nhiều không gian để lưu trữ cũng như nấu nướng. Chúng
cũng đem lại sự an toàn vì chỉ có một lối vào duy nhất. Tuy nhiên, ưu điểm cuối
cùng này cũng có nghĩa là một căn bếp hình chữ U sẽ chỉ có không gian đủ để cho
một người tại một thời điểm. Bạn cũng nên để tâm đến việc bố cục hình chữ U thường
sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền lớn hơn các thiết kế dạng hình galley hoặc
hình chữ L, bởi vì kiểu chữ U này sẽ cần rất nhiều tủ bếp cũng như vật liệu cho
mặt bàn bếp.
Lên kế hoạch cho bố cục bếp
Chiều dài tủ có thể gần
giống nhau hoặc khác nhau; nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể linh
hoạt trong thiết kế. Khi tất cả các bức tường có cùng chiều dài (ví dụ: 10
feet), thì bạn nên bắt đầu lập kế hoạch dựa trên vị trí của các cửa sổ.
Nếu một trong những bức
tường có cửa sổ, đây thường sẽ là nơi mà bạn muốn đặt bồn rửa. Cửa sổ không chỉ
cung cấp ánh sáng tự nhiên để dọn rửa, mà còn cho bạn chút không gian lãng mạn
khi vừa nhìn ra ngoài vừa làm các món ăn. Điều này, tất nhiên còn phụ thuộc vào
sở thích cá nhân của bạn nữa.
Cố định vị trí bồn rửa và
bếp nấu
Nếu bồn rửa nằm ở phần
chân của bố cục chữ U, thì bếp nên được đặt ở một trong hai bên chiều dài. Tuy
nhiên, nếu hai đường song song này có chiều dài khác nhau, phần tường của bên
dài hơn thường có nhiều không gian hơn.
Nếu bồn rửa nằm ở một
trong hai bên chiều dài, như trong hình, thì phần mặt bàn nên thống nhất một kiểu
chạy vòng hình chữ U. Vì vậy, nếu bạn lắp các tủ cao, thì chúng sẽ nằm ở đầu xa
nhất (như trong nhà bếp này). Khoảng cách có chủ ý này đảm bảo rằng phần quầy
không bị gián đoạn và chức năng bếp (kiểu galley) bị ảnh hưởng.
Tận dụng tính cân xứng
Bếp hình chữ U mang đến sự
đối xứng, và không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng bếp. Trong khi sự
cân xứng không thực sự cần thiết, nhưng nhiều chủ nhà vẫn đánh giá cao đặc điểm
này bởi nó đem lại sự sạch sẽ và cân bằng mỹ quan.
Chúng tôi thường sẽ chọn
một thiết bị nhà bếp, chẳng hạn như lò nướng hoặc máy hút mùi cỡ lớn, đặt ở giữa
đường chạy trung tâm, như trong hình, sau đó mới đến các phần bên ngoài – lắp đặt
các đồ nội thất và thiết bị phù hợp khác.
Tất nhiên là bạn có thể
không theo bố cục đối xứng, vì như vậy trông sẽ đẹp hơn trong không gian của bạn
hoặc do cấu trúc phòng cơ bản đã không phù hợp, như trong trường hợp có cửa ra
vào hoặc cửa sổ làm gián đoạn một trong những đường chạy của chữ U.
Tối đa hóa không gian làm
việc hiệu quả
Dù có kích thước như thế nào, một thiết kế nhà bếp hình chữ U được lên kế hoạch kỹ lưỡng sẽ đảm bảo rằng khoảng cách giữa các tủ bếp và thiết bị chỉ cách nhau vài bước chân. Điều này làm cho nhà bếp trở thành một nơi an toàn hơn nhiều trong khi nấu ăn, đặc biệt là khi có sự hiện diện của nhiều người.
Ngoài ra, có không gian
và kho lưu trữ rộng rãi có nghĩa là mọi thứ sẽ ở trong tầm tay và dễ dàng được
dọn dẹp sau khi sử dụng để duy trì vẻ ngoài sạch sẽ, tinh tươm.
Tích hợp lưu trữ trong góc bếp
Như đã đề cập, một trong
những lợi thế lớn của nhà bếp hình chữ U là có ba dải tủ bếp, cung cấp nhiều
không gian để lưu trữ. Và cũng phải nói rằng, hai góc trong nhà bếp hình chữ U
điển hình chiếm không gian sàn đáng kể.
Vì vậy, để đạt được một
thiết kế hiệu quả, bạn cần phải có giải pháp chuyên nghiệp cho góc bếp, chẳng hạn
như kiểu carousel (kiểu xoay tròn/băng chuyền) hay góc bếp LeMans (giống bức
hình trên, nó được gọi vậy là vì hình dạng và đường cong của nó gợi nhớ đến đường
đua nổi tiếng của Pháp). Chúng tận dụng được không gian chết của tủ góc. Nếu
không có các lựa chọn này, bạn sẽ mất không gian này hoặc mặt sau của tủ sẽ cực
kỳ khó để tiếp cận.
Bán đảo bếp
Nhà bếp nhỏ hình chữ U có
thể bị hạn chế, đặc biệt là nếu không có chỗ cho bàn và ghế. Nhưng đôi khi, vẫn
có thể định dạng lại bố cục chữ U sao cho mở rộng ra không gian bên ngoài (ngay
cả khi điều này có nghĩa là tái cấu trúc để phá một bức tường).
Mặc dù bạn sẽ mất các tủ
bếp phía trên, nhưng các tủ dưới có thể tạo thành một bán đảo nhà bếp với hiệu
năng cao. Bạn có thể đặt thêm những chiếc ghế đẩu để làm cho không gian trông
hài hòa hơn, và nó sẽ rất hữu ích cho việc ăn uống, làm việc hoặc giao tiếp.
Ngoài ra, bạn có thể đặt bồn rửa trong khu vực này.
Rất nhiều chủ nhà thích đảo
bếp, bởi nó rất hợp với một không gian mở, và hơn nữa, nó có công dụng tách biệt
nhà bếp và không gian sinh hoạt của gia đình.
Thông thường, bạn cần một
không gian lớn hơn nhiều nếu bạn muốn có đảo bếp với bố cục này. Theo nguyên tắc
thông thường, với một căn bếp chữ U, khoảng cách tối thiểu của lối đi lại tính
từ chỗ tủ bếp đến quầy là 3 feet. Vì các tủ xung quanh đảo có chiều sâu hơn 2
feet và do các đảo thường sâu từ 3 đến 4 feet, điều này có nghĩa là căn phòng sẽ
cần rộng tối thiểu 14 feet. Chúng tôi thường đề xuất chiều rộng phòng tối thiểu
là 14 feet cho bố cục này để có thể có mặt bằng để xây đảo bếp.
Đối với một không gian mở,
độ sâu sẽ cần tối thiểu là 8½ feet. Trong trường hợp này, bạn sẽ có một bức tường
phía sau thật dài với hai tường hông ngắn tạo thành chữ U và đảo bếp ở giữa.
Tùy thuộc vào vị trí của
các cửa sổ, phần tủ bếp ngắn hơn thường cung cấp thêm không gian quầy cho các
thiết bị nhỏ, như lò nướng bánh, máy xay sinh tố và máy pha cà phê.
Tính toán các đường cong
Một số khách hàng yêu cầu
các đường cong chứ không phải các cạnh vuông cho góc bếp bên trong của họ. Các
góc bếp cong trông phong cách hơn hẳn, và làm căn bếp trông mềm mại. Điểm hạn
chế chính là nó làm giảm không gian lưu trữ. Điều này có thể không phải là một
vấn đề khi bạn sở hữu căn bếp hình chữ U lớn, nhưng cần phải chú ý khi lập kế
hoạch cho không gian nhỏ hơn.
Điều chỉnh hình dạng căn
bếp theo không gian bạn có
Một trong những điều quan
trọng cần nhớ về nhà bếp hình chữ U (ngoài việc có diện tích quầy bếp và không
gian lưu trữ rộng rãi) là khi thiết kế, có rất nhiều điểm bạn có thể linh hoạt.
Từ không gian nhỏ đến lớn,
hoặc hình chữ U với đảo bếp hoặc bán đảo, với bố cục này, bạn có thể có rất nhiều
biến thể khác. Điều này có nghĩa là, bạn có thể thiết kế một nhà bếp hình chữ U
phù hợp với bạn và phù hợp với không gian mà bạn có sẵn.
Hi
vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích khi xây đắp tổ ấm yêu
thương của mình. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế, thi
công và xây dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng
hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn
những giá trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ
nội thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo
đường dây nóng (028) 54173350 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế
xây dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé.
https://thienpho.com/tin-tuc/Cac-tips-de-thiet-ke-duoc-mot-can-bep-chu-U-hoan-hao-271.html
Nhận xét
Đăng nhận xét