Chủ nhà tự thiết kế, thi công và những khó khăn dành cho "tay mơ"

 


Trong sự phát triển của kinh tế thì tương ứng đó là trình độ thẩm mỹ của xã hội có sự thay đổi ngoạn mục, kể từ khi Việt Nam mở cửa thì nghề KTS bắt đầu thể hiện vai trò xã hội của mình càng ngày mạnh mẽ. Kiến trúc–nội thất đi vào đời sống của người dân và dần trở thành thiết yếu như hơi thở cuộc sống, giờ đây không chỉ KTS mà ai ai trong xã hội cũng có nhận thức rằng làm nhà cửa là phải có bản vẽ, có người thiết kế, cùng lúc đó là hình thành một thị trường xây dựng và hoàn thiện nhà ở với quy mô lớn với cấp độ từ bình dân tới cao cấp.

Có một thị trường trẻ và tăng trưởng nóng có nghĩa là sẽ có vấn đề xuất hiện–đó là chuyện “xưa như trái đất” mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy rõ khi mà có quá nhiều cá nhân và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong ngành:  miễn phí thiết kế để nhận thi công, chất lượng thiết kế không được kiểm chứng, có những đơn vị thiết kế hoặc thi công không đảm bảo chất lượng như cam kết…

Cùng với đó là sự bùng nổ về các mạng xã hội, thông tin về cách trang trí nhà cửa để bạn tham khảo tràn ngập, bỗng nhiên bạn cảm thấy rất tự tin khi mình cũng là người có thẩm mỹ, biết phối đồ mà bạn bè thầm ngưỡng mộ, cũng biết vẽ, biết chụp ảnh…Và cơ hội cũng đến khi bạn cần sửa nhà, sau khi liên hệ một loạt các văn phòng kiến trúc, thấy chi phí thiết kế lên tới hàng trăm triệu cho ngôi nhà sắp sửa của bạn, tiền của bạn, tại sao lại không thử nghiệm trên chính nhà của mình. Nếu tự làm giờ chỉ cần tìm một em sinh viên vẽ theo ý mình là được, chẳng phải đó là điều tốt khi mà vừa làm được nhà, vừa phát huy năng khiếu của bản thân!

Quả là một điều tốt khi mà ngay cả pháp luật cũng ủng hộ bạn, đâu có văn bản pháp luật nào quy định bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành này, có đủ thời gian 5 năm hành nghề, thực tập đủ thời gian để trở thành nhà thiết kế nội thất hay kiến trúc như trên thế giới yêu cầu, hay làm gì có ai nào đi tù vì cái tội đặt mấy cái bàn cái ghế vào trong một cái căn hộ đâu…

Vậy thế thì bắt tay vào làm nhà thiết kế thôi, vừa tiết kiệm chi phí thiết kế, vừa lại được thực hành trong một lĩnh vực mà mình có vẻ có năng khiếu, học thêm điều mới mẻ và chẳng chết ai. Nhưng trước hết bạn cần biết vài khó khăn đang đợi bạn.

Thiết kế & thi công không dành cho “tay mơ”:

KTS họ cần tối thiểu 5 năm học ở trong trường đào tạo chuyên nghiệp để học những vấn đề sau: thẩm mỹ, màu sắc, nhân trắc học, nguyên lý thiết kế, tiêu chuẩn thiết kế, vật liệu, kết cấu, thể hiện bản vẽ 3D, 2D… kể ra như vậy để bạn hình dung là những kiến thức nền cần phải có khi bắt tay vào thực hiện và điều đó có nghĩa là bạn phải nắm được: 

Nắm được quy chuẩn, pháp luật nhà nước: một số thể loại công trình cần phải được xin cấp phép, các bước cấp phép cần có chứng chỉ hành nghề, hồ sơ thiết kế xin phép theo tiêu chuẩn. Ngoại trừ thiết kế nội thất, cảnh quan là chưa có văn bản luật yêu cầu, còn nếu thiết kế kiến trúc, cải tạo công trình thì bạn phải đủ điều kiện để thực hiện công tác thiết kế. Điều này sẽ không dành cho một “tay mơ” trong thế giới của lĩnh vực phức tạp không chỉ ở kỹ thuật, thẩm mỹ và xã hội này.

Nguyên lý thiết kế: về cơ bản đây là dây truyền thiết kế trong các thể loại công trình, những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế mà KTS phải tuân thủ…Thí dụ: Bếp thì gồm bao nhiêu chức năng, dây truyền hoạt động thế nào…phòng ngủ thì cần chiếu sáng ra làm sao, phòng khách cần phải làm như thế nào…Chiều cao tiêu chuẩn của vòi sen, chiều cao của gương trên bàn phấn…Và rất buồn là tất cả những điều này không nằm ở trên Pinterest hay Houzz.

Hành vi và tâm lý con người: Phòng khách thì nên thế nào để hiệu quả lôi cuốn mọi người tham gia, tâm lý con người thế nào khi ở trần thấp hoặc cao, trong không gian chật thì cảm xúc con người ra làm sao….thỉnh thoảng bạn sẽ đọc ở đâu đó

Kiến thức về màu sắc & bố cục: nếu bạn đã từng học vẽ tranh, nhiếp ảnh, hay mê điện ảnh thì trong kiến trúc – nội thất cũng tương tự, nhưng thế là chưa đủ vì bản chất của kiến trúc – nội thất nằm ở “không gian” “chi tiết” và bạn sẽ cần đọc thêm vài cuốn sách. 

Cách thể hiện ý tưởng kiến trúc (nội thất): cách thể hiện này khác nhau ở các ngành kiến trúc, nội thất, cảnh quan, bạn cần phải biết những phương pháp KTS cần thể hiện

Hiểu về tính chất vật liệu: mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau để sử dụng cho môi trường khác nhau, từ đó có giá thành và chi phí phù hợp mà

Hiểu về kết cấu công trình: kết cấu là giải pháp chịu lực cho toàn bộ công trình, hiểu sự khác nhau và nguyên tắc áp dụng cho các tình huống khác nhau của kết cấu tường chịu lực, kết cấu khung bê tông cốt thép, kết cấu thép, sàn không dầm…sẽ giúp nhà thiết kế đưa ra giải pháp kiến trúc, nội thất tối ưu.

Có khả năng lên dự toán: hiểu khái niệm chung về giá thành vật liệu, cấu thành của đơn giá và nhân công…là cơ sở quan trọng trong việc thay đổi tổng mức đầu tư của cả dự án.

Thiết kế cần rất nhiều kiến thức kỹ thuật, bạn phải cần nguyên lý thiết kế

Giai đoạn thiết kế sẽ rất vất vả trong việc phát triển ý tưởng thiết kế, hiện thực hóa và ra được dự toán cho công trình, tuy nhiên cam go nhất vẫn nằm phía trước khi bạn bước vào giai đoạn thi công. Trong trường hợp đến giai đoạn thi công thì bạn phải tham gia công việc sau: 

Hiểu được sự khác nhau và trách nhiệm của từng vị trí: KTS, Quản lý dự án, giám sát thi công, nhà thầu…nếu không hiểu điều này bạn sẽ yêu cầu KTS đi trông công trường, nhà thầu thì phải đi vẽ giải pháp kiến trúc, giám sát thì không cần làm báo cáo và quản lý dự án chẳng giúp gì được bạn về quản lý tiến độ

Lập và nắm được tiến độ và quản lý tiến độ công trình: hãy tưởng tượng nếu mỗi sáng bạn không giao đủ bản vẽ, không giải thích cho thợ, không kịp chốt một mẫu vật liệu, cả công trường gồm 10 người sẽ đợi bạn cho tới trưa…trong khi đó bạn phải đi làm việc với BQL

Nắm được các bước thực hiện thi công: làm móng trước, cột, dầm, tường, sàn. Khi nào thì thi công phần cấp thoát nước, khi nào thi công phần điện, lát ốp thì phải có chống thấm,..và ti tỉ thứ sẽ xuất hiện trong suốt quá trình này.

Có khả năng làm việc với thợ hoặc nhà thầu để đảm bảo theo đúng ý tưởng của mình: thợ ở Việt Nam hầu hết là nông dân lúc nông nhàn hoặc người trên vùng cao xuống làm việc, thợ nội thất thì không được đào tạo bài bản…nếu ít thời gian và kiên nhẫn, tốt nhất bạn nên chọn nghề khác.

Rất nhiều khách hàng phạm sai lầm khi nghĩ rằng công tác quản lý dự án, giám sát dự án là 1, thực tế vai trò của 2 công việc này là khác nhau và có những vấn đề đặc thù. Thậm chí có một số người thay vì có một giám sát và quản lý dự án chuyên nghiệp thì mời “ông chú họ” đứng ra giám sát cho mình vì như thế tin tưởng hơn thuê người lạ, nhưng “ông chú” của bạn sẽ đảm bảo được niềm tin nhưng chưa hẳn đủ năng lực chuyên môn mà làm đúng vai trò giám sát và quản lý dự án. Tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho những tình huống này là điều không tưởng.

Kiến thức là chưa đủ, bạn cần hơn thế để làm nhà thiết kế:

Trong giai đoạn thiết kế ngoài những kiến thức chuyên môn cần thiết, bạn cần rất nhiều kiên nhẫn và kỹ năng mềm để thực hiện công việc giai đoạn này khi mà rất có thể phương án của bạn sẽ không phải được 1 người tham gia duyệt mà có thể là 1 nhóm gồm chủ nhà, vợ chủ nhà, con chủ nhà, bố mẹ chủ nhà, hàng xóm chủ nhà, thầy bói ….và như hiện nay sẽ có thêm những nhóm cộng đồng mạng khi mà hứng lên khách hàng của bạn gửi vào đó đề nghị góp ý. Hãy tưởng tượng chủ nhà của bạn sẽ gửi phương án vào một nhóm cỡ khoảng 200,000 người xin ý kiến mấy cái phối cảnh 3D có gì không ổn...tôi không dám nghĩ về thảm họa này nữa. Rõ ràng cái uy tín của bạn nó mong manh như sợi chỉ khi mà bỗng nhiên có khoảng 5000 người trời ơi đất hỡi cho rằng thiết kế của bạn “chán ốm ra” – thực sự bất hạnh bắt đầu từ đây. 

Bạn cần rất nhiều kỹ năng để thực hiện công việc của một nhà thiết kế – hay kiến trúc sư. Hãy tìm hiểu thêm sự khác biệt khái niệm “Thiết kế Nội thất” với khái niệm “Trang trí nội thất”

Bên cạnh đó, có rất nhiều thị phi cũng xuất hiện trong giới thiết kế, hãy chuẩn bị tâm thế vững vàng khi bỗng nhiên một ngày bạn bị các đồng nghiệp “bóc phốt” hoặc đơn giản là một đối thủ cạnh tranh nào đó sẽ phát một mức dự toán siêu rẻ mà bạn không tưởng tượng nổi để giật hợp đồng từ tay, bạn hãy hiểu rằng đôi khi không phải họ “tự sát” với mức giá “hủy diệt” mà họ chỉ muốn thắng trong trận đó thôi…có trời mới biết chuyện gì đợi khách hàng với những hợp đồng kiểu đó, tuy nhiên đó là lựa chọn của họ, hãy để khách hàng chịu trách nhiệm. 

Giai đoạn thi công là một trong những giai đoạn đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu sức ép cao khi thường xuyên làm việc dưới tiến độ căng thẳng cùng với những vấn đề liên tục phát sinh tại hiện trường. Bạn cũng cần có năng lực đàm phán tốt, hiểu kỹ thuật – cấu tạo để có thể trao đổi với nhà thầu – những người mà không bao giờ muốn làm lại cái gì cả, hoặc họ làm lại có nghĩa là sẽ phát sinh chi phí kể cả vấn đề đó đến từ lỗi của họ. 

Một vấn đề lớn đến từ giai đoạn này là câu chuyện phát sinh chi phí, kiểm soát việc này cần kinh nghiệm thực tế lớn và kỷ luật trong việc bám đuổi ý tưởng đã vạch ra, điều này không hề dễ dàng khi mà nhà thầu luôn tìm cách để thực hiện thiết kế theo cách dễ dàng nhất cho họ, chủ nhà thường xuyên dao động trước các vấn đề đã được thống nhất, thỉnh thoảng lại có vài “cố vấn” tạt qua “góp ý”…

Với chủ nhà bạn chắc chắn phải là một chuyên gia và niềm tin của bạn với chủ nhà hãy tưởng tượng là một biểu đồ phân tích chứng khoán, hãy cố gắng mỗi ngày để nó luôn xanh đừng để chuyển đỏ…hãy nhớ là cố gắng mỗi ngày ! Khi nào mà biểu đồ đó đỏ thì chắc chắn là công trình có nguy cơ hoàn thiện trong tình trạng rủi ro: bỗng nhiên khách hàng muốn đổi ý tưởng, xuất hiện một chuyên gia cố vấn làm bạn đủ đau đầu cho tới khi kết thúc dự án. Tin tôi đi, nếu bạn xong công trình mà không thu đủ tiền , đau đớn hơn nữa là ý tưởng không còn như thiết kế cùng với mối quan hệ với khách hàng tệ đi sau khi hoàn thành dự án, đó chắc chắn là thất bại. 

Bạn là ai? nhà thiết kế tay mơ hay là chủ đầu tư thông minh

Trên thế giới này, có không ít nhà thiết kế không hề được đào tạo chính quy, nhưng chắc chắn họ phải có một tinh thần tự đào tạo tuyệt vời để lấp được khoảng trống và vượt lên trên sự thiệt thòi đó để tài năng được tỏa sáng. Nếu thực sự yêu công việc thiết kế – thi công, nếu có thể dành phần lớn cuộc đời của bạn để làm công việc phức tạp này hãy nghiêm túc với nghề, tránh xa những đám đông tung hô, khen ngợi không tốt cho cái nghề cần rất nhiều yên tĩnh này. 

Nếu đọc xong bài viết này của tôi bạn nghĩ: “Thế là đủ rồi, tôi sẽ làm chủ đầu tư thông minh, tôi tôn trọng KTS, tôi tôn trọng thiết kế nên tôi sẽ để họ làm việc của họ, tôi biết rõ tôi muốn KTS nào vẽ cho tôi…” nếu tình cờ bạn nghĩ như vậy thì chúc mừng bạn, bạn đã là “khách hàng trong mơ” của giới thiết kế bạn xứng đáng được ở một không gian tuyệt vời. 

Cuối cùng, hầu hết mọi người trên thế giới này đang làm sai việc của mình hết cả, rất nhiều chủ nhà lao vào vẽ, trả học phí , loay hoay đóng vai KTS, quản lý dự án, giám sát, khổ sở với đủ thứ sức ép… đáng lẽ ra chủ nhà chỉ chọn đúng KTS và dành thời gian đó để kiếm tiền, chân lý đó nếu bạn hiểu, hẳn việc xây nhà trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hi vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích khi lựa chọn phong cách thiết kế cho tổ ấm yêu thương của bạn nhé. Thiên Phố luôn tự hào là một trong những đơn vị thiết kế, thi công và xây dựng nhà ở (nội ngoại thất) trọn gói uy tín tại Tp.HCM, luôn đồng hành và giúp khách hàng xây dựng tổ ấm trong mơ thành hiện thực, mang lại cho bạn những giá trị đích thực của cuộc sống với không gian sống đẹp cùng những món đồ nội thất thông minh, tiện nghi và đẳng cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng (028)5417 3350 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp thiết kế xây dựng nhà ở “hot” nhất hiện nay các bạn nhé.

https://thienpho.com/tin-tuc/Chu-nha-tu-thiet-ke-thi-cong-va-nhung-kho-khan-danh-cho-tay-mo-277.html

www.thienpho.com

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

35:35 Slope House / 77 Studio architecture

TOMORE zero Co-working Space / SIDES CORE

Phong cách thiết kế nội thất Industrial